Người bệnh ung thư ăn gì thì tốt?

Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào. Khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức, không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể. Cùng https://dinhduongtoiuuvn.blogspot.com/ theo dõi nhé!

Xem thêm:

● Ung thư có thể thay đổi cách cơ thể hấp thu và sử dụng dinh dưỡng: khối u có thể sản sinh ra các chất hóa học làm thay đổi các cơ chế hấp thu một số chất dinh dưỡng nhất định hoặc một số các khối trong đường ruột có thể gây tình trạng cản trở quá trình tiêu hóa chất dinh dưỡng trong đường ruột, nhất là việc hấp thu chất đạm, tinh bột và chất béo,…

● Các phương pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng (phẫu thuật, trị xạ, hóa chất, liệu pháp miễn dịch, cấy tế bào gốc, …). Tác dụng phụ thường gặp trong điều trị ung thư bao gồm: chán ăn, buồn nôn, lở loét miệng, Khó nuốt, ói mửa, tiêu chảy, táo bón, đau nhức, trầm cảm, lo âu, … Những tác dụng phụ này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ăn uống, tiêu hóa, hấp thu, và chuyển hóa các chất dinh dưỡng.



● Nhiều bệnh nhân thiếu hiểu biết, do lo sợ bệnh ung thư phát triển hoặc tái phát còn ăn kiêng quá mức dẫn đến sụt cân suy dinh dưỡng. Chính vì vậy việc bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh ung thư là vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

Chế độ ăn của người ung thư cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và đầy đủ các chất gồm nhóm tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, các yếu tố vi lượng, với hàm lượng cung cấp đầy đủ theo nhu cầu mỗi cơ thế.

Với nhu cầu cung cấp đầy đủ theo tiêu chí sau:

● Nhu cầu năng lượng 1 ngày cần cung cấp đủ 30 - 35 Kcal/kg cân nặng/ ngày. Một số trường hợp bệnh nhân nặng có thể lên đến 40 - 50 Kcal/kg /ngày.

● Nhu cầu protein trong khẩu phần cần: 12 - 20% tổng năng lượng. Chất đạm động vật chiếm 30% - 50% tổng năng lượng, phần còn lại nên cung cấp chất đạm từ thực vật.

● Nhu cầu chất béo hay lipid chiếm 18 - 25% tổng năng lượng trong đó: 1/3 acid béo no, 1/3 acid béo không no một nối đôi, 1/3 acid béo không no nhiều nối đôi.

● Tinh bột chiếm 60 - 70% tổng năng lượng hàng ngày.

● Cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ theo nhu cầu độ tuổi.

● Nhu cầu nước: 40ml/kg cân nặng/ngày.

● Muối không nên sử dụng quá 6g/ngày.

Người bệnh ung thư nên ăn gì?




Người bệnh ung thư theo nhu cầu dinh dưỡng như trên cần lựa chọn các thực phẩm như sau:

● Chất đạm có giá trị sinh học cao từ thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua… Lưu ý nên sử dụng thịt màu trắng (cá, gia cầm), hạn chế các loại thịt màu đỏ, cân đối giữa protein động vật và thực vật.

● Gạo, miến, bún, bánh phở, các loại khoai củ... Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn...). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường hấp thu nhanh (nước ngọt có ga, nước trái cây,…), nhiều chất phụ gia có thể gia có thể làm trầm trọng thêm bệnh ung thư.

● Chất béo nên sử dụng dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng...). Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều omega-3: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, dầu oliu…

● Ăn nhiều rau xanh, quả chín: sử dụng hơn 500g rau xanh và trái cây mỗi ngày để cung cấp đầy đủ chất xơ và vitamin. Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin E (hạnh nhân, đậu phộng,…), C (trái cây có múi, ổi, kiwi,…) , A (cà rốt, cà chua, gan động vật,…), selen (cá, động vật có vỏ,…) có khả năng chống oxy hóa.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung thêm các loại sữa cho người ung thư. Xem chi tiết các sản phẩm chính hãng, giá tốt, chuyên gia khuyên dùng tại đây: https://dinhduongtoiuu.com/danh-muc/sua-nguoi-lon/sua-cho-nguoi-ung-thu/

Người bệnh ung thư nên hạn chế gì?

Tùy vào từng cơ thể bệnh nhân và giai đoạn bệnh, phương pháp điều trị mà người bệnh ung thư cần hạn chế các thực phẩm khác nhau. Nhìn chung, người bệnh ung thư cần tránh các thực phẩm sau:

● Thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao, bị cháy, chế biến sẵn: lạp sườn, xúc xích, cơm cháy,...

● Các thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu như: các món thịt nướng, thịt hun khói, các món xào, rán, quay,...

● Các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,…

● Thực phẩm gây ung thư: một số chất gây ung thư có mặt trong thực phẩm, đáng chú ý nhất là các aflatoxin và nitrosamin. Ví dụ như đậu phộng mốc, các thực phẩm bị mốc, nấm, ôi thiu, các thực phẩm có phụ gia và phẩm màu, dầu mỡ rán đi rán lại nhiều lần.


Chế độ dinh dưỡng của người bệnh ung thư cần được xây dựng cụ thể cho từng cá thể và tùy thuộc từng giai đoạn bệnh. Vì vậy hãy liên hệ H&H Nutrition - Nơi hội tụ các chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư.

Nhận xét