Các chất ung gây ung thư phổi trong đời sống và chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân ung thư phổi

Các chất gây ung thư phổi trong đời sống bao gồm những chất nào? Bệnh nhân ung thư phổi nên ăn những gì và cần kiêng những thực phẩm nào? Tất cả sẽ có ở bài viết này.

Xem thêm:

Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm đứng đầu thế giới. Ung thư phổi xảy ra khi các tế bào trong phổi bị đột biến dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc và chức năng. Nguyên nhân phổ biến nhất của sự đột biến này là do hít phải các chất gây ung thư phổi. Vậy các chất gây ung thư phổi phổ biến là những chất nào? Người mắc ung thư phổi cần có chế độ ăn như thế nào cho phù hợp? Cùng tìm hiểu với https://dinhduongtoiuuvn.blogspot.com/ nhé!

Các chất gây ung thư phổi


Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, ước tính có khoảng một triệu ca tử vong do ung thư phổi mỗi năm. Hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây ung thư phổi. Tuy nhiên, 10–15% tổng số bệnh nhân ung thư phổi cho biết họ không hút thuốc lá trong suốt cuộc đời của mình. Ngoài thuốc lá, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra các chất gây ung thư phổi liên quan đến những người không hút thuốc.

Các chất gây ung thư phổi trong khói thuốc lá như Benzopyrene, nitrosamine... là nguyên nhân gây mắc ung thư phổi tăng gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Các chất gây ung thư phổi khác cũng đã được tìm thấy có mặt trong đời sống bao gồm:


Asen: Asen là một chất nổi tiếng độc hại với môi trường và cũng là một trong số các chất gây ung thư phổi được ghi nhận. Asen là thành phần có trong nước không được lọc sạch hoặc một số đối tượng làm trong công nghiệp khai thác mỏ, luyện kim… có nguy cơ cao nhiễm độc asen.

Cadmium: Tương tự, cadmium là một chất gây ung thư phổi đã được công nhận từ lâu. Tính chất gây ung thư của kim loại này được tạo ra các gốc tự do, có thể đóng một vai trò trong việc hình thành khối u ở phổi. Cadmium có trong khí và nước xả thải từ các nhà máy công nghiệp không qua xử lý.

Crom: Trong môi trường, Crom tồn tại chủ yếu ở hai trạng thái hóa trị là crom hóa trị ba (Cr III) và crom hóa trị sáu (Cr VI). Trong đó, Cr VI độc hơn Cr III và thường được sản xuất bằng các quy trình công nghiệp (chế biến hóa chất, sản xuất hợp kim, dệt may…) Mặc dù, mức độ phơi nhiễm crom cao xảy ra ở các cơ sở công nghiệp và gây ung thư cho người lao động, nhưng trong môi trường cộng đồng cũng có thể gây ung thư cho dân số với mức độ thấp hơn.

Formaldehyde: Formaldehyde là một chất gây ô nhiễm không khí phổ biến được sử dụng trong vật liệu xây dựng và sản xuất các sản phẩm gia dụng. Formaldehyde cũng thường được sử dụng làm chất diệt nấm, diệt vi trùng và chất khử trùng công nghiệp và làm chất bảo quản trong các phòng thí nghiệm y tế. Việc tiếp xúc với Formaldehyde thường xuyên có thể làm tăng nguy mắc ung thư phổi.


Niken: Qua các đánh giá nghiên cứu dịch tễ học và thực nghiệm về ung thư cho thấy Niken là một trong số các chất gây ung thư phổi và mũi phổ biến. Niken được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp cơ khí

Làm thế nào để bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi hợp lý

Không có chế độ ăn nào giúp chữa khỏi ung thư phổi, nhưng một chế độ ăn tốt sẽ giúp hỗ trợ và duy trì sức khỏe cho cơ thể.


Chú ý duy trì bữa ăn cân đối, đa dạng và đủ các nhóm chất để giúp cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó, chú ý bổ sung:

Thực phẩm giàu protein: Các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, đậu hũ, trứng, sữa… không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào, mà còn giúp xây dựng cơ bắp và duy trì hệ thống miễn dịch cho cơ thể

Trái cây và rau xanh: Trái cây và rau xanh là những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp giảm chống lại các gốc tự do, giảm tổn thương tế bào. Đồng thời, đây cũng là nguồn thực phẩm giúp cung cấp nhiều loại vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, hỗ trợ hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe.

Tinh bột:
Các loại ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ và chất dinh dưỡng đã được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các rối loạn có liên quan đến tuổi tác, như tim mạch và cả ung thư. Hàm lượng cao vitamin B và Carbohydrate có trong ngũ cốc nguyên hạt còn có tác dụng kích thích não tiết ra hormone Serotonin khắc phục tính trạng mệt mỏi, chán ăn, buồn bã thường thấy ở bệnh nhân ung thư.

Các sản phẩm từ sữa:
Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, váng sữa,… là nguồn cung cấp canxi và protein phong phú cho cơ thể, làm chắc khỏe xương và tăng cường hệ miễn dịch cho bệnh nhân ung thư phổi

Bổ sung các loại sữa cho người ung thư

Sữa cho người ung thư phổi được rất nhiều bác sĩ, chuyên gia khuyên dùng cho bệnh nhân. Một số sản phẩm được tin dùng như: sữa forticare, sữa fortimel, sữa oral impact

Chú ý chế biến các loại thực phẩm mềm, loãng như súp, cháo... giúp bệnh nhân ung thư phổi dễ tiêu hóa và hấp thu hơn, hạn chế những rối loạn tiêu hóa.

Chất béo: Ưu tiên sử dụng các loại chất béo tốt cho cơ thể như chất béo không bão hòa có nguồn thực vật (dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, bơ,...), cá béo (cá hồi, cá thu…)... giúp thúc đẩy quá trình hấp thu dưỡng chất, duy trì cân nặng ở bệnh nhân ung thư phổi.

Các loại thực phẩm bệnh nhân ung thư phổi nên tránh/ hạn chế:

Hạn chế uống rượu bia: một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư phổi cao hơn ở người uống nhiều rượu.

Hạn chế sử dụng thịt đỏ (thịt heo, thịt bò…): một số bằng chứng chỉ ra ăn quá nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ gây ung thư phổi. Nên ăn với lượng vừa phải, không quá 300gr/tuần

Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều muối, nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa: các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thịt hun khói…

H&H Nutrition hi vọng rằng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn về các chất gây ung thư phổi trong đời sống cũng như một chế độ ăn như thế nào là hợp lý cho bệnh nhân ung thư phổi. H&H Nutrition là nhà phân phối chính hãng các sản phẩm dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư trong đó có bệnh nhân ung thư phổi. Ghé H&H Nutrition để lựa chọn những sản phẩm chính hãng, chất lượng và an toàn cho sức khỏe người thân và gia đình bạn nhé!

Bài liên quan

Sữa Peptamen Nestle giá bao nhiêu, mua ở đâu, có tốt không?
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Sữa Nutricare Kidney 1 mua ở đâu, giá bao nhiêu, có tốt không?
Người bệnh ung thư ăn gì thì tốt?
Sữa Fortimel Powder giá bao nhiêu?
Món ăn bổ dưỡng cho người ung thư
Lưu ý khi lựa chọn sữa cho người đái tháo đường
Sữa APTAMIL số 1 có tốt không?
Sữa Glucerna Cho Người Đái Tháo Đường Giá Bao Nhiêu
Sữa Aptamil số 2 dành cho trẻ mấy tháng?
Cách pha sữa Peptamen chính xác nhất
Ung thư máu uống sữa gì?
Nguời mắc bệnh thận nên ăn uống như thế nào?

Nhận xét